Dịch covid tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế như thế nào?
Trên toàn Thế Giới nói chung, Việt Nam nói riêng, thì đại dịch covid đã tàn phá, gây ra không biết bao nhiêu mất mát cho nền kinh tế của nhà nước, của người dân. Điều đáng sợ nhất là hàng trăm hàng người đã mất vì đại dịch này. Đại dịch bùng phát tại nước ta vào ngày 23/1/2020 thì hàng loạt các ngành dịch vụ bắt đầu rơi vào trạng thái trì hoãn, ngưng động 1 thời gian. Nhiều cơ sở kinh doanh cũng phải ngừng hoạt động, đóng cửa bởi đại dịch covid, làm ăn thua lỗ. Như các ngành dịch vụ du lịch bị đóng băng bởi không có khách, kể cả ngành phế liệu. Hàng ngàn người phải thất nghiệp, một số thì chuyển ngành để kiếm thêm thu nhập.
Giai đoạn đầu dịch bùng phát, nhà nước cũng kịp thời ngăn chặn không phát sinh lâu. Đất nước phần lớn được ổn định với cuộc sống như trước. Thì tính đến nay đợt dịch bùng phát lần thứ 4 bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 gây sức ép nặng nề trên mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội., hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân khi dịch lan rộng ra hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt các tỉnh thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng,… nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế và thu ngân sách.
Và tình hình dịch vẫn đang kéo dài, chưa ngăn chặn hoàn toàn. Một thời gian hàng loạt các thành phố phải đóng cửa để phòng chóng dịch, nhưng vẫn chưa dập tắt hoàn toàn.
Tỷ trọng kinh tế các ngành giảm mạnh
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 291,8 nghìn tỷ đồng, giảm 5,5% và giảm 11,4%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 21,2 nghìn tỷ đồng, giảm 22,4% và giảm 53,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 133 tỷ đồng, giảm 4,8% và giảm 92,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 26,3 nghìn tỷ đồng, giảm 22,4% và giảm 43%.
Tính chung 7 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.791,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 0,5%), nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,74% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,20%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm 2021 ước tính đạt 2.269,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 81,3% tổng mức và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là ngành duy nhất có mức tăng trưởng dương trong 7 tháng đầu năm 2021. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm 2021 ước tính đạt 243,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,7% tổng mức và giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 18,9%). Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng năm 2021 ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 58,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 273,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng mức và giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã thường xuyên phối hợp với các bộ ngành, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, nhằm mục tiêu trong mọi hoàn cảnh không để bị đứt, gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nhất là người dân trong vùng dịch.
Theo đó, ngay từ khi làn sóng dịch thứ tư bùng phát ở Bắc Giang, Bắc Ninh, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương đã cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn kế hoạch hợp tác trong sản xuất, cung ứng hàng hóa.
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ đã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; Thành lập “Tổ công tác đặc biệt” và Tổ Công tác tiền phương phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan tại phía Nam để xử lý kịp thời các vấn đề nóng, vướng mắc, khó khăn trong công tác đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho các tỉnh, thành phố phía Nam; gấp rút xây dựng phương án và triển khai quyết liệt 3 nhiệm vụ chính:
Một là phối hợp cùng chính quyền, Sở Công Thương các địa phương đánh giá khả năng cung ứng tại chỗ, xác định nhu cầu hàng hóa cần cung ứng trong tình huống phải thực hiện theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16;
Hai là khẩn trương kết nối cung cầu giữa các địa phương, các nhà sản xuất, nhà phân phối theo cơ chế thị trường;
Ba là sẵn sàng làm nhiệm vụ điều phối hàng hóa cho các địa phương thiếu cục bộ. Phối hợp với cơ quan chức năng, các địa phương và các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam lên phương án tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu, triển khai các chương trình, hoạt động đẩy mạnh bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cung ứng kịp thời cho người dân. Do đó, đến nay tình hình cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa thiết yếu được cải thiện, cơ bản không còn hiện tượng thiếu hàng, người dân xô đi mua hàng tích trữ, giá cả tương đối ổn định.
Các giải pháp khắc phục khó khăn
Tuy nhiên, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị. Do cách hiểu cũng như tổ chức triển khai thực hiện các văn bản nêu trên tại một số địa phương có khác nhau nên xảy ra tình trạng một số hàng hóa là nguyên liệu đầu vào của sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu cho đời sống của người dân nhưng còn gặp khó khăn, thậm chí ách tắc khi lưu thông trên địa bàn, địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau.
Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoại trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định tại Phụ lục I, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và Phụ lục II, Phần A về Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản số 19/VBHN-BCT ngày 09 tháng 5 năm 2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và các Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (trừ những hàng hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép).
Bài viết liên quan
Thanh lý đồ cũ đổi đồ mới tại Hà Nội
Th5
Công ty thanh lý đồ cũ tại Hà Nội
Th3
Giá từng phế liệu được thu mua vào của công ty Hưng Hoa
Th3
Nơi thu mua phế liệu uy tín, giá cao trên thị trường – 0345 689 627
Th3
Ký quỹ môi trường: Lấp khoảng trống trong quản lý phế liệu nhập khẩu
Th3
Thu mua sắt Hà Nội với ưu đãi hoa hồng cao
Th3
Thanh lý, thu mua phế liệu công ty giá cao tại Hà Nội
Th3
Chuyên thu mua, nhận hàng thanh lý tại công ty
Th3
Công ty Hưng Hoa nhận thu mua sắt Hà Nội giá cao
Th3
Thu mua đồ cũ, thanh lý đồ dùng công ty tại Hà Nội
Th3
Đơn vị dọn dẹp, thu gom rác công ty
Th3
100 chuyên gia dự hội thảo về khoa học Trái đất, kinh tế tuần hoàn
Th3
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có rác thải nhựa lớn nhất thế giới
Th3
Thu mua sắt Hà Nội giá cao trên thị trường
Th2
Nhận thu mua hàng thanh lý công ty tại Hà Nội
Th2
Dịch vụ dọn rác công ty tại Hà Nội
Th2
Thu mua phế liệu công ty nhanh chóng, uy tín nhất
Th2
Thu gom ve chai phế liệu trên toàn khu vực miền Bắc
Th2
Nhập khẩu phế liệu phải ký quỹ từ 10 – 20% tổng giá trị lô hàng
Th2
Các phế liệu có thể được thu mua hiện nay trên thị trường
Th1